Chi tiết thủ tục

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ .

Ban vận động xây dựng làng văn hóa chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ.

a. Địa điểm tiếp nhận:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

b. Thời gian tiếp nhận:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định)

c. Trình tự tiếp nhận:

Cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, nội dung hồ sơ theo quy định của pháp luật.

1. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận.

2. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ thì hướng dẫn điền đầy đủ thông tin trong giấy tờ, viết giấy hướng dẫn bổ sung những giấy tờ còn thiếu trong thành phần hồ sơ.

Bước 3Trình tự thực hiện .

 Ban chỉ đạo phong trào  “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả xây dựng “ Làng văn hóa” của đơn vị đề nghị được công nhận danh hiệu “ Làng văn hóa”. Lập biên bản kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng làng văn hóa.

1.Trường hợp đánh giá có đủ điều kiện.

Ban chỉ đạo phong trào  “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đề nghị UBND xã xác nhận vào Báo cáo thành tích 3 năm xây dựng danh hiệu “Làng văn hóa” và làm công văn đề nghị UBND huyện công nhận.

2. Trường hợp đánh giá, chưa đủ điều kiện được công nhận “ Làng văn hóa” thông báo để người nộp hồ sơ được biết.

Bước 4  . Trả kết quả

a . Địa điểm trả .

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

b . Thời gian trả:

Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định)

c . Trình tự trả.

UBND xã hoàn tất hồ sơ gửi về UBND huyện để giải quyết theo quy định. Đồng thời thông báo để người nộp hồ sơ được biết.

2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

3. Hồ sơ:

a) Thành phần  hồ sơ bao gồm:

Báo cáo thành tích 3 năm xây dựng hoặc giữ vững danh hiệu "Làng văn hóa"

b) Số lượng hồ sơ:  01  (bộ).

4. Thời hạn giải quyết:

Trong văn bản chưa quy định thời gian giải quyết.

5. Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND xã, thị trấn.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã, thị trấn.

6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức 

7. Yêu cầu hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

8. Phí, lệ phí: Không

9. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Báo cáo được xác nhận.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện để được cấp thủ tục hành chính:

I. Tiêu chuẩn công nhận danh hiệu "Làng văn hóa" đối với vùng miền núi (vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo):

1. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:

a) Đã định canh, định cư; có từ 60% số hộ trở lên có đời sống kinh tế ổn định, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3% trở lên hàng năm, không có hộ đói;

b) Có từ 60% số hộ trở lên có nhà ở được xây dựng hoặc làm bền vững, giảm tỷ lệ nhà tạm từ 5% trở lên hàng năm;

c) Có từ 50% trở lên số hộ được sử dụng điện;

d) Đường làng, ngõ xóm được tu bổ, nâng cấp hàng năm.

2. Đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, phong phú:

a) Có tụ điểm sinh hoạt văn hóa - văn nghệ - thể dục thể thao, vui chơi giải trí ở cộng đồng; duy trì các sinh hoạt văn hóa - thể thao truyền thống của dân tộc;

3. Môi trường cảnh quan sạch đẹp:

a) Đường làng, ngõ xóm, nơi sinh hoạt cộng đồng sạch sẽ; bảo vệ nguồn nước sạch;

b) Có từ 60% số hộ trở lên được sử dụng nước hợp vệ sinh, có nhà tắm, hố xí hợp vệ sinh, đưa chuồng trại chăn nuôi cách xa nhà ở;

c) Bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên của địa phương.

4. Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước:

a) Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân;

b) Thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng và thực hiện tốt quy ước, hương ước cộng đồng;

c) Đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; không có khiếu kiện tập thể vượt cấp;

d) Chi bộ Đảng và các tổ chức đoàn thể được xếp loại khá trở lên;

đ) Chăm lo các đối tượng chính sách, đảm bảo có mức sống trung bình trở lên ở cộng đồng;

e) Không có trọng án hình sự.

II. Đối với một số làng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo đặc biệt khó khăn có thể áp dụng một số tiêu chí với tỷ lệ thấp hơn so với quy định trên (khi công nhận lần đầu) như: tỷ lệ hộ nghèo; xây dựng thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế, tỷ lệ hộ có đủ 03 công trình vệ sinh; tỷ lệ hộ sử dụng điện; tỷ lệ đường sử dụng vật liệu cứng...

III. Thời gian đăng ký xây dựng hoặc được công nhận danh hiệu "Làng văn hoá" từ 3 năm trở lên.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật thi đua, khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thi đua khen thưởng ngày 14/6/2005

- Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
- Quyết định số 127/2007/QĐ-TTg ngày 01/8/2007 về việc tổ chức làm việc vào ngày thứ 7 hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

- Quyết định số 62/2006/QĐ-BVHTT ngày 23/6/2006 của Bộ Trưởng Bộ Văn hóa thông tin Về việc ban hành Quy chế công nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa", "Làng văn hóa", "Tổ dân phố văn hóa".


ISO
Bản đồ hành chính
 Liên kết website
Thống kê: 218.036
Online: 7