NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Người có trách nhiệm tổ chức lễ hội, tín ngưỡng.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
a. Địa điểm tiếp nhận:
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
b. Thời gian tiếp nhận:
Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 7 (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định)
c. Trình tự tiếp nhận:
1. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận.
2. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ và không hợp lệ thì hướng dẫn người đến nộp hồ sơ thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Bước 3: Xử lý hồ sơ.
Cán bộ, công chức có quyền hạn và trách nhiệm giải quyết phải tiến hành ngay việc xử lý hồ sơ theo đúng quy định hiện hành của pháp luật về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, yêu cầu, điều kiện để cấp kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính.
Bước 4: Trả kết quả.
a. Địa điểm trả:
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
b. Thời gian trả:
Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 7 (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định)
c. Trình tự trả:
Người nộp hồ sơ nhận thông báo nội dung chương trình lễ hội được chấp thuận.
2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
3. Hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
1. Báo cáo về địa điểm, thời gian, nội dung tổ chức lễ hội: 01 bản chính.
2. Danh sách Ban tổ chức lễ hội: 01 bản chính.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết:
Văn bản không quy định thời gian giải quyết
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp xã.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
7. Yêu cầu hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
8. Phí, lệ phí: Không
9. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
Nội dung bản đăng ký được chấp thuận.
10. yêu cầu hoặc điều kiện để được cấp thủ tục hành chính:
- Những lễ hội tín ngưỡng không thuộc các trường hợp.
+ Lễ hội tín ngưỡng được tổ chức lần đầu;
+ Lễ hội tín ngưỡng lần đầu được khôi phục lại sau nhiều năm gián đoạn;
+ Lễ hội tín ngưỡng được tổ chức định kỳ nhưng có thay đổi về nội dung, thời gian, địa điểm so với truyền thống.
- Trước khi tổ chức 15 ngày, người tổ chức có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
- Trong trường hợp do thiên tai, dịch bệnh hoặc an ninh, trật tự, việc tổ chức lễ hội có thể tác động xấu đến đời sống xã hội ở địa phương, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định và kịp thời thông báo lại với Ban Tổ chức lễ hội.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh số 21/2004/PL-UBTVQH11 ngày 18/06/2004 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội về tín ngưỡng tôn giáo.
- Nghị định số 22/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
- Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
- Quyết định số 127/2007/QĐ-TTg ngày 01/8/2007 về việc tổ chức làm việc vào ngày thứ 7 hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.